Sơn PU là gì? Phân loại sơn PU

Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ…

Đối với dạng foam, được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế (như ghế ngồi trong xe hơi chẳng hạn). Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Sơn PU là gì?

Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ… Đối với dạng foam, được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế (như ghế ngồi trong xe hơi chẳng hạn). Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Theo ngôn ngữ đơn giản của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:

– Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.

– Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều

– Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Các loại sơn PU phổ biển

1. Sơn 1K

PU – 1K là hệ sơn một thành phần, được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần giúp nâng cao tính năng sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá…. Sơn PU 1K có tất cả các hệ màu.

Ưu điểm của sơn PU – 1K:

– Bám dính tốt

– Bền uốn tốt

– Độ cứng cao

– Hàm lượng rắn cao

– Không phai màu

– Chịu thời tiết, chống ố vàng

– Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao

– Dễ sử dụng.

Nhược điểm:

– Không có khả năng chống trầy

– Không kháng được dung môi

Cách sử dụng:

– Chuẩn bị bề mặt: Làm vệ sinh các chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu, bề mặt vật liệu phải khô và sạch trước khi phủ sơn.

– Phương pháp sơn: Dùng cọ quét hoặc sử dụng súng phun

– Tỷ lệ pha: Lót hoặc phủ PU – 1K ÷ Dung môi PU là 1: 1.5

– Độ nhớt: 9 – 12s (đo theo phễu BSB4)

– Thời gian khô: Thời gian khô bề mặt là 10-15 phút.

– Thời gian khô xả nhám và khoảng cách giữa các lớp là 30 phút đến 1 giờ.

– Độ phủ lý thuyết: Khoảng từ 8 – 12 m2/lít/lớp.

– Qui cách đóng gói: thùng thiếc 18 kg hoặc can nhựa 10kg, 25kg.

An toàn sử dụng:

– Khuấy kỹ trước khi sử dụng.

– Tránh tiếp xúc với da và mắt.

– Tránh hít thở trực tiếp và tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.

– Đóng thật kỹ thùng sau khi sử dụng.

2. Sơn Vinyl

Sơn Vinyl là loại sơn một thành phần được sản xuất đặc biệt dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl nhanh khô và khắc phục được những yếu điểm của sơn NC thông thường. Sơn Vinyl được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ, kim loại.

Ưu điểm của sơn Vinyl:

– Bám dính tốt

– Bền uốn tốt

– Màng sơn trong suốt

– Nhanh khô

– Dễ sử dụng

Nhược điểm: Độ cứng vừa phải.

Cách sử dụng:

– Chuẩn bị bề mặt: Làm vệ sinh các chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu, bề mặt vật liệu phải khô và sạch trước khi phủ sơn.

– Phương pháp sơn: Dùng cọ quét hoặc sử dụng súng phun.

– Tỷ lệ pha: Lót hoặc phủ Vinyl÷ Dung môi Vinyl (Hoặc PU )

Thông số kỹ thuật:

– Độ nhớt: 9 – 12s đo theo phễu BSB4.

– Thời gian khô: Thời gian khô bề mặt là 15 đến 20 phút.

– Thời gian khô xả nhám và khoảng cách giữa các lớp là 30 phút đến 1 giờ.

– Thời gian khô cấp 1 từ 12 giờ đến 15 giờ.

– Độ phủ lý thuyết: Khoảng từ 8 – 12 m2/lít/lớp.

3. Sơn giả gỗ

Đây là loại sơn chuyên dùng để tạo màu cho vân gỗ. Giả cổ là phương pháp tạo màu sắc nổi bật cho gỗ nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên góp phần làm tăng thêm giá trị cho gỗ. Các chất tạo màng gồm: Sơn PU, Vinyl, PU – 1K …. Hệ sơn giả cổ sử dụng chất liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze.

Sơn giả gỗ trên tường

– Glaze là sản phẩm nhằm tạo màu nền cho gỗ, và tim gỗ nhưng không làm mất tính tự nhiên của gỗ , sản phẩm glaze bao gồm cả hệ dầu và hệ nước, thỏa mãn cả yêu cầu lấp và không lấp tim gỗ, có đủ các loại màu, thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất. Sản phẩm glaze được thiết kế dành riêng cho phương pháp lau.

– Stain là phương pháp tạo màu transparent cho gỗ, màu tạo nên có độ trong suốt cao giúp tạo nên chiều sâu về cảm quan, làm tăng giá trị của gỗ. Mặc hàng stain rất đa dạng về màu sắc, phù hợp cho nhiều yêu cầu khác nhau. Màu stain được thiết kế dành cho phương pháp phun.

Tùy vào từng loại gỗ khác nhau ta có quy trình sơn giả cổ khác nhau. Qui trình giả cổ thường áp dụng nhất thường theo 6 bước:

Bước 1: Stain màu, tỉ lệ pha tùy thuộc cường độ màu mong muốn, mục đích là làm đều màu tiện cho việc thi công tiếp theo.

Bước 2: Lót, Lót trong NC, Vinyl, PU – 1K: Tỷ lệ pha là 1 lót – 3 dung môi, sau khi lót có xả nhám nhẹ. Nhiệm vụ của bước này là tạo một lớp lót mỏng để chuẩn bị cho lớp Glaze tiếp theo ít bị rút màu.

Bước 3: Glaze màu. Màu glaze phải lau ngay sau khi phun hoặc lau ướt trên bề mặt gỗ. Chú ý: nên dùng loại vải không ra màu để tránh sai lệch màu sắc.

Bước 4: Lót trong NC, Vinyl, PU – 1K, PU…

Lớp lót này phải dày để làm nổi bật màu glaze và tạo điều kiện cho bước stain dặm tiếp theo không bị cháy màu. Tỷ lệ pha lót là 1 lót – 1 dung môi.

Bước 5: Stain dặm. Làm đều màu trước khi phun phủ lớp cuối. Tỉ lệ pha tùy thuộc cường độ màu mong muốn.

Bước 6: Phủ mờ NC, Vinyl, PU – 1K.

Nguồn: Mỹ Nghệ Thủy Tùng.

Bài viết liên quan